Phát triển Doanh nghiệp

Lãnh đạo Tỉnh thức và những lợi ích thầm lặng

Tác giả: admin | Ngày cập nhật: 16 Tháng mười hai, 2022

Sẽ không tuyệt vời sao nếu bạn có thể thực hiện một sự thay đổi nội tâm đơn giản, để cải thiện mọi khía cạnh trong khả năng lãnh đạo của mình, đồng thời làm tăng mức độ hạnh phúc của chính mình và nhân viên? Sự thay đổi đơn giản này là nghệ thuật và khoa học của phong cách Lãnh đạo Tỉnh thức.

Lãnh đạo tỉnh thức là phong cách lãnh đạo mà trong đó các nhà quản lý học cách trau dồi sự cởi mở và nhân ái khi tương tác với các thành viên trong nhóm, và thể hiện sự quan tâm, cân nhắc tương tự đối với chính mình. Khái niệm này nói về việc tắt “chế độ bận rộn” của tâm trí để chú ý và phản hồi những gì đang xảy ra trong thời điểm đó.

5C - 5 Đặc điểm của nhà lãnh đạo tỉnh thức

  • Điềm tĩnh – Composure

Giữa những tình huống thử thách, lãnh đạo tỉnh thức có thể giữ bình tĩnh và mang đến sức mạnh nội tại khi biết rằng bằng cách nào đó, mọi việc sẽ ổn thỏa và sẽ cách giải quyết ở phía trước.

  • Lòng trắc ẩn – Compassion

Nhìn nhận bản thân và người khác bằng tình yêu thương tốt hơn là bằng sự phán xét. Nhà lãnh đạo chánh niệm biết rằng họ đang trong quá trình hoàn thiện với nhiều điểm chưa hoàn hảo. Bởi vậy, họ rất ân cần và từ bi với người khác khi họ cũng đang nỗ lực phát triển bản thân. Họ luôn tìm cách tìm ra điểm tốt nhất ở người khác đồng thời khuyến khích họ phát huy hơn nữa tiềm năng của mình.

  • Kết nối – Connectivity

Sự hiểu biết về mối liên kết của tất cả các cá nhân trong nhóm và của tất cả những suy nghĩ, cảm xúc của người khác là vô cùng quan trọng. Một nhà lãnh đạo tỉnh thức nhận ra tầm quan trọng của con người – có những kỹ năng có thể cống hiến, và đóng một vai trò quan trọng trong việc mang lại thành công.

  • Hiếu kỳ – Curiosity

Một nhà lãnh đạo có chánh niệm sẽ tìm cách hiểu những gì đang diễn ra hơn là vội vàng đưa ra kết luận. Họ đặt ra những câu hỏi mạnh mẽ để nhìn thấy những góc độ và khả năng mới, đồng thời sẵn sàng đón nhận nhiều ý tưởng bất kể chúng có vẻ khác biệt và khác biệt như thế nào, tạo không gian cho sự sáng tạo và quan điểm của mỗi người trong nhóm.

  • Bản lĩnh – Caliber

Một nhà lãnh đạo có tâm biết cách hoàn thành công việc với chất lượng và sự cẩn trọng cao nhất có thể. Thay vì làm việc từ phản ứng, sợ hãi hoặc căng thẳng của sự cạnh tranh khó chịu, họ sẽ nuôi dưỡng cảm giác bình tĩnh và tin tưởng vào những người trong nhóm để họ mang lại mức độ xuất sắc cho công việc hiện tại.

Làm thế nào để trở thành nhà lãnh đạo tỉnh thức?

Các nhà lãnh đạo có tỉnh thức biết rằng việc duy trì phương pháp lãnh đạo này đòi hỏi sự chăm sóc và thực hành mỗi ngày. Tiếp theo đây sẽ là 4 cách để luyện tập kỹ năng này. Hãy chọn và thử một cách thú vị nhất với bạn, đừng làm quá nhiều cách cùng một lúc, nếu không bạn sẽ tự hủy hoại chính mình. Chìa khóa để nuôi dưỡng lãnh đạo tỉnh thức là xây dựng một cách đều đặn theo thời gian.

  • Quan sát, tự đánh giá bản thân

Điều này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng nếu muốn phát triển, ta phải tự ý thức hơn. Tất cả chúng ta đều có cơ hội để phát triển. Hãy dành 2 phút mỗi ngày để suy ngẫm và tự điều chỉnh bản thân, phát huy những điểm mạnh và từ bỏ những điểm yếu. Bạn cảm thấy thế nào? Bạn đã suy nghĩ về điều gì? Cách làm này sẽ không đem lại hiệu quả tức thời, nhưng sẽ để lại hiệu quả về lâu dài.

  • Hãy học cách tập trung vào hơi thở

Hầu hết chúng ta đều thường xuyên rơi vào trạng thải quá căng thẳng đến mức khó thở. Hãy tập hít thở sâu năm lần mỗi ngày trước mỗi cuộc gọi hoặc cuộc họp (Có thể dán tờ giấy ghi chú đó cạnh màn hình máy tính của bạn như một lời nhắc nhở.) Hãy tập trung toàn bộ sự chú ý vào hơi thở của bạn, và để không khí tràn ngập toàn bộ cơ thể. Thực hiện bài tập đơn giản này sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn về mặt thể chất, và nó cũng sẽ giúp não bộ của bạn bình tĩnh lại để có thể tham gia cuộc họp với nhận thức tốt hơn.

  • Đánh thức các giác quan

Mỗi ngày, hãy dành hai phút để chú ý đến thế giới xung quanh bạn với một giác quan bất kì (thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, thính giác). Hành động này sẽ giúp bạn thoát khỏi tâm trí bận rộn, suy nghĩ cá nhân vào thời điểm đó. Hãy sử dụng các giác quan để nhận biết màu sắc trong phòng, bản giao hưởng của âm thanh ở nơi bạn đang ở, mùi cà phê trong tách hoặc cảm giác của bàn chân bạn trên mặt đất.

  • Đừng đánh giá, hãy học cách hiểu nhân viên

Thay vì bị mắc kẹt trong tâm trí khi cố gắng “soi” ra vấn đề, hoặc đánh giá mọi người trong nhóm của bạn, hãy sử dụng các giác quan để nhận thức môi trường xung quanh hết mức có thể. Trong ba đến năm phút đầu tiên của cuộc họp, hãy nhìn quanh phòng và quan sát từng người một. Năng lượng của họ là gì? Nhìn vào khuôn mặt, ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể của họ, bạn thấy gì? Hãy tìm cách hiểu quan điểm của họ. Khi đã quen với hoạt động này, hãy tăng dần thời gian quan sát, và cứ thế áp dụng tới khi nó trở thành một phản xạ.

Tạm kết

Lãnh đạo tỉnh thức không chỉ là một khái niệm, nó là một phong trào. Đã đến lúc các nhà quản lý nắm lấy nó, làm gương và truyền cảm hứng cho những người khác làm điều tương tự. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin thực sự có giá trị.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này, hãy theo dõi fanpage Phan Sơn – Cố vấn quản trị và huấn luyện doanh nghiệp.

Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây, xin chúc các bạn luôn thành công!

Nguồn: Work Life by Atlassian