Quản trị Nhân sự

7 YẾU TỐ TẠO LẬP KẾT QUẢ THEN CHỐT HIỆU QUẢ

Tác giả: admin | Ngày cập nhật: 9 Tháng Mười Hai, 2021

Các mục tiêu chỉ là một phần của phương pháp OKRs. Vì vậy, hãy chú ý đến cả những thành phần cốt yếu đi kèm. Đó là các kết quả then chốt.

Tuy nhiên, việc tạo lập nên kết quả then chốt hiệu quả cho công ty, những kết quả đánh giá một cách chính xác tiến trình của các mục tiêu, đôi khi không được các nhà quản lý nắm rõ.

Hãy tham khảo 7 yếu tố sau, có thể chúng sẽ giúp xây dựng nên được cách trình bày kết quả then chốt hiệu quả:

Định lượng

Trong khi các mục tiêu là định tính và đại diện cho hành động kỳ vọng, thì các kết quả then chốt lại là định lượng cần thiết mà chúng ta có thể áp dụng để xác định có đạt được mục tiêu hay chưa. Nó sẽ mang lại sự rõ ràng thông qua tính khách quan của những con số.

Ví dụ: Các con số cụ thể khiến cho kết quả trở nên định lượng.

Truyền cảm hứng

Nếu quyết định phác thảo kết quả dễ đạt được, chúng ta có thể kỳ vọng vào thành tựu, nhưng tiếp theo động lực và mức năng lượng rất có thể sẽ giảm. Kết quả cũng cần phải có tính thử thách, khơi gợi động lực, niềm hứng khởi để đội ngũ hoàn thành mục tiêu.

Ví dụ: Sự kiện khởi động mùa kinh doanh năm ngoái chỉ có 10 bài thuyết trình. Năm nay, Phòng vận hành kinh doanh thiết lập một mục tiêu mở rộng hơn.

Cụ thể

Làm rõ các điều khoản và khái niệm, đảm bảo sự hiểu biết được chia sẻ là những điều quan trọng khi lập kết quả then chốt nếu chúng ta hy vọng thúc đẩy giao tiếp giữa các đội nhóm và tránh sự mơ hồ, lãng phí không cần thiết về thời gian, công sức cũng như nỗ lực triển khai OKRs.

Ví dụ: Chúng ta biết những cái gì, những ai, khi nào và ở đâu.

Sở hữu

Chúng ta thường sẽ sẵn sàng và tự nguyện hơn để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ khi chính bản thân mình tham gia vào quá trình “đúc khuôn” dựa trên sự hiểu biết chung về kết quả mong muốn và sẵn sàng tìm ra những cách sáng tạo để đạt được chúng.

Ví dụ: Phòng vận hành kinh doanh đã tạo ra Kết quả then chốt này, nó không phải là một mệnh lệnh từ trên xuống.

Dựa trên tiến độ

Các kết quả then chốt chịu trách nhiệm để chứng minh cho sự tiến bộ thường xuyên, ít nhất vài tuần một lần. Nếu không biết liệu bản thân có đạt được kết quả then chốt hay không cho đến ngày cuối của quý, chính chúng ta đã tự cướp đi cơ hội cải thiện động lực và sự gắn kết thông qua việc kiểm tra thường xuyên.

Ví dụ: Dù cho các bài thuyết trình trực tiếp không được tổ chức cho đến khi diễn ra Sự kiện khởi động mùa kinh doanh hàng năm, Phòng vận hành kinh doanh vẫn có thể đạt được tiến độ khi các bài thuyết trình đã được lên lịch dẫn đến sự kiện khởi động mùa kinh doanh hàng năm.

Liên kết

Liên kết các kết quả then chốt theo chiều dọc bằng cách xem xét chúng trong nhóm cũng như với lãnh đạo. Bên cạnh đó, liên kết theo chiều ngang bằng cách chia sẻ cũng như đánh giá với các đội mà có sự phụ thuộc với chúng ta.

Ví dụ: Các bài thuyết trình này chính xác là những gì Phòng vận hành kinh doanh muốn dựa trên phản hồi từ Sự kiện khởi động mùa kinh doanh năm ngoái.

Định hướng hành vi

Đôi khi, sự tận lực đáp ứng các mục tiêu đặt ra có thể làm chúng ta tư duy lệch và dẫn đến việc đưa ra quyết định sai, tệ hơn là cả hành vi phi đạo đức nếu không được kiểm soát. Vậy nên, hãy suy nghĩ cẩn thận về hành vi mà mỗi kết quả then chốt có thể ảnh hưởng đến mọi người.

Ví dụ: Đội Vận hành kinh doanh sẽ tập trung vào việc tìm kiếm những bài thuyết trình có triển vọng và được sắp xếp.

Tóm lại, đến cuối cùng, có thể thấy bên cạnh mục tiêu, các kết quả then chốt cũng đóng vai trò rất lớn đến lợi ích, sự thành công của việc triển khai OKRs. Vậy nên, thiết lập những kết quả then chốt xác thực, có ý nghĩa sẽ giúp OKRs phát huy tối ưu hiệu quả.