Quản trị Nhân sự

11 bài học về lãnh đạo từ Napoleon

Tác giả: admin | Ngày cập nhật: 4 Tháng mười hai, 2021

Có những con người “sinh ra để làm lãnh đạo”. Điều này có nghĩa là họ có được phẩm chất lãnh đạo thiên phú từ khi sinh ra khiến cho những người đó biết cách có được sự tôn trọng của người khác một cách dễ dàng. Nhưng ngày nay, những nhận thức về khả năng lãnh đạo đã dần thay đổi, và khả năng lãnh đạo giờ đây được coi là một kỹ năng có thể học được. Chắc chắn bạn đã tình cờ nhìn thấy một số buổi đào tạo hay những hội thảo về lãnh đạo, hay những khóa huấn luyện tập trung vào việc giảng dạy kỹ năng này.

Nhưng khi nói về khả năng lãnh đạo, có những người lãnh đạo giỏi là những nhân vật đã để lại trong lịch sử những dấu ấn đáng nhớ, và những chiến công, những bài học lịch sử của họ luôn là bài học cho chúng ta về kỹ năng lãnh đạo. Không còn nghi ngờ gì nữa, một trong những nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất và đáng chú ý nhất trong lịch sử chính là Napoleon.

Các kỹ năng lãnh đạo và nguyên tắc mà ông đã thể hiện đều có thể áp dụng được ngay cả trong kinh doanh ngày nay, vì thương trường cũng không khác gì một chiến trường thật sự cả. Dưới đây là 11 bài học về lãnh đạo từ vị đại đế Napoleon mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay

Bài học số 1: Nhắm mục tiêu cao

Đừng bao giờ hài lòng với những thứ chỉ “vừa đủ”, trong khi bạn có thể đạt được thứ ” tốt nhất”. Đừng bao giờ chấp nhận trở thành người chỉ “tạm ổn”, trong khi bạn có thể trở thành một người  “giỏi nhất”.

Đặt mục tiêu cao. Nuôi tham vọng lớn. Tất nhiên, rõ ràng là bạn cũng phải bỏ nỗ lực, sự quyết tâm một cách tối đa nhất để thực hiện mục tiêu đó. Sẽ không có chỗ cho những nỗ lực nửa vời nếu muốn đạt được mục tiêu cao. Không nhắm mục tiêu cao cũng không khác là bao so với việc không nỗ lực vào bất cứ việc nào cả.

Bài học số 2: Luôn ở nơi cần đến bạn, và dẫn đường cho mọi người ở đó

Người ta luôn mong người lãnh đạo của mình luôn có mặt, nhưng việc có mặt ở nơi người ta cần bạn thì quan trọng hơn cả. Napoleon nắm trong tay rất nhiều người tinh nhuệ, có kỹ năng tốt và tài năng vượt trội và ông rất khôn khéo để dẫn dắt những người đó  đến những nơi mà tài năng của họ được trọng dụng. Ông biết đâu là nơi mà sẽ cho những người đó thể hiện tài năng của mình, và đó cũng là lúc ông điều khiển họ.

Bên cạnh đó, Napoleon còn là một người truyền động lực rất tuyệt vời. Chiến tranh là thời điểm đau buồn nhất của các chiến sĩ, nhưng chỉ với vài bài phát biểu ông đã vực lại tinh thần chiến đấu của những người đã mỏi mệt vì chiến tranh và phải đối mặt với những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.

Bài học số 3: Hãy là người đầu tiên

Là một nhà lãnh đạo có nghĩa là luôn sẵn sàng để có thể làm bất cứ việc gì kể cả việc nhỏ nhất. Với Napoleon, không có công việc nào mà binh lính của ông làm mà ông không sẵn sàng làm cùng cả. Kể cả khi đứng ở vị trí cao nhất thì vị đại đế này cũng luôn tham gia vào những công việc kể cả việc nhỏ nhặt trong quân đội, nhờ vậy ông luôn bao quát được tình hình, nắm rõ mọi thứ đang diễn ra.

Bài học số 4: Nói điều bạn muốn nói và làm điều bạn nói

Bạn sẽ không bao giờ có thể nghe được lời hứa suông từ một nhà lãnh đạo tốt. Đưa ra những hy vọng hão huyền cũng không khá gì.

Napoleon luôn coi trọng việc thực hiện những gì đã hứa hẹn và đây là cách hiệu quả để áp dụng trong việc quản lý kỳ vọng nhân viên của bạn . Điều này truyền cảm hứng cho cấp duới và lấy được lòng tin tưởng tuyệt đối của họ vào vị lãnh đạo của mình, vậy nên họ sẵn sàng bất cứ khi nào Napoleon cần.

Điều quan trọng nhất khi hành xử với nhân viên của bạn – và với những người khác – là cho họ thấy được sự chân thành với tư cách là một nhà lãnh đạo. Bằng cách chọn từ ngữ của bạn một cách cẩn thận, bạn có thể thể hiện ra rằng bạn là người doanh nhân đúng nghĩa.

Bài học số 5: Thừa nhận rằng bạn không thể làm mọi thứ một mình

Có một quan niệm sai lầm chung khi cho rằng một nhà lãnh đạo là người đương nhiên có thể làm mọi thứ một mình. Điều đó chắc chắn sẽ khiến mục đích lãnh đạo mọi người của bạn trở nên hoàn toàn thất bại. Nếu bạn cần sự giúp đỡ? Hãy yêu cầu điều đó .

Napoleon, cho dù là một người lính hay là chiến thuật gia giỏi như thế nào đi chăng nữa, thì Napoleon cũng không thể thắng trận nếu ông chỉ có một mình. Ông luôn cần sự giúp đỡ từ những người khác để có thể hoàn thành tất cả những thứ mình đã đặt ra.

Napoleon có một quan điểm, đặc biệt sau khi có được sự giúp đỡ từ mọi người: ông luôn thể hiện sự cảm ơn tới họ. Dù là bằng hình thức nào, ông chưa bao giờ quên nói lời cảm ơn tới những người đã có sự đóng góp.

Bài học ở đây là bạn nên khen thưởng đúng nơi đúng lúc. Các nhà lãnh đạo hiện nay nên học theo cách làm của Napoleon trong việc thiết lập một hệ thống khen thưởng và khen thưởng tại chỗ. Đó là để cho mọi người thấy bạn đánh giá rất cao sự nỗ lực của họ và cổ vũ tinh thần và khiến họ làm việc tốt hơn.

Bài học số 6: Hãy khác biệt

Là một nhà lãnh đạo, bạn phải luôn đặt mình khác với những người còn lại. Các nhà lãnh đạo vĩ đại nhất đã làm được điều này bằng việc hoàn thành những công việc khó khăn rất xuất sắc nhờ thực hiện theo những kim chỉ nam bất di bất dịch sau :

Làm mọi thứ khác đi. Phá vỡ các quy tắc và đi ngược lại với những kỳ vọng là điều mà Napoleon đã làm trong suốt thời gian của mình. Napoleon trở thành một chính trị gia xuất sắc chính bởi vì ông không bao giờ ngại thực hiện một điều gì đó mới mẻ và khác biệt.

Là một nhà lãnh đạo, bạn phải luôn luôn tìm kiếm các cách khác nhau để thực hiện một nhiệm vụ. Không bao giờ là cách khôn ngoan nhất khi chỉ dùng duy nhất một kế sách để giải quyết một tình huống, đặc biệt là trong một môi trường cạnh tranh như kinh doanh, nơi đối thủ cạnh tranh của bạn ở khắp nơi. Bằng cách chỉ làm mọi thứ theo một cách duy nhất lặp đi lặp lại, bạn có nguy cơ bị lật tẩy chiêu trò kinh doanh, vì vậy đối thủ sẽ có thể dự đoán động thái của bạn và bạn sẽ mất đi mọi lợi thế cạnh tranh của mình trên thương trường.

Bài học số 7: Tin tưởng nhân viên của bạn

Tôn trọng sẽ đổi lấy được sự tôn trọng. Napoleon đã có được sự tôn trọng từ những chỉ huy cũng như binh lính của mình vì ông cũng đã tôn trọng sự cống hiến của họ. Kể cả đối với người lính có vị trí thấp nhất trong quân đội cho đến người có cấp bậc cao, thì điều khiến người đời phải một lần nữa nghiêng mình kính nể chính là Napoleon đều tôn trọng và đối xử với họ công bằng như con người đối với con người chứ không phải một vị tướng quân đối với nô lệ .

Tin tưởng nhân viên của bạn. Đây có lẽ là một trong những điều khó khăn nhất đối với một nhà lãnh đạo hoặc đối với bất cứ ai, nhưng để có thể khiến họ tin bạn thì bạn cũng phải tin họ. Con người thường cởi mở hơn và thấy thoải mái hơn khi tin tưởng một người mà họ biết chắc rằng người đó cũng tin họ.

Bài học số 8: Giao tiếp với nhân viên bằng mắt

Đó là một điều rất đơn giản để làm, nhưng không có nhiều người quản lý có thể làm điều đó. Nó được gọi là giao tiếp bằng mắt, và đó là phẩm chất mà mọi nhà lãnh đạo giỏi nên có.

Nhìn vào mắt của người nào đó khi giao tiếp đồng nghĩa với việc bạn đang thực sự lắng nghe họ và tạo cho họ cảm giác được tôn trọng. Đó cũng là cách để đánh giá được người khác khi giao tiếp. Phán đoán một đối thủ sẽ dễ dàng hơn khi bạn nhìn vào mắt họ, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên rất khó để che dấu được cảm xúc qua đôi mắt. Đôi mắt nói lên rất nhiều về tính cách của một con người và bạn có thể đoán được qua việc quan sát cử chỉ, chuyển động của đôi mắt.

Bài học số 9: Học cách kiểm soát cơn giận của bạn

Kẻ thù lớn nhất của sự khôn ngoan chính là sự giận giữ, khi bạn không kiểm soát được cơn giận bạn sẽ không làm được điều gì cả. Cơn giận sẽ khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm, trở thành một nhà lãnh đạo tốt có nghĩa là bạn không được phép để sự tức giận kiểm soát quyết định của bạn .

Napoleon luôn giữ được cái đầu lạnh nhờ kiểm soát được cảm xúc và làm chủ được cơn giận của mình kể cả khi trên chiến trường, nơi mọi quyết định – thậm chí là quyết định nhỏ nhất – cũng có thể quyết định được sự sống và cái chết.

Bài học số 10: Hãy quý trọng thời gian hữu hạn của bạn

Bạn không thể cứ luôn dành thời gian hữu hạn của bạn để làm những việc không thực sự cần thiết mà không mang lại bất cứ kết quả gì. Napoleon là một nhà quản lý dự án rất xuất sắc, ông cho thấy sự hiệu quả trong công việc tuyệt vời từ việc sắp xếp.

Sự quản lý thời gian xuất sắc này cũng thể hiện rõ trong việc ông biết cách giải quyết những việc chính cần thiết nhất. Trong vô vàn những công việc cần làm, ông biết việc nào quan trọng hơn và sắp xếp nó lên trên để giải quyết, những việc còn lại có thể bỏ qua hoặc để lại để giải quyết sang một ngày khác.

“Thời gian là tiền bạc”, và có rất nhiều doanh nhân thừa nhận điều đấy. Lãng phí thời gian có nghĩa là lãng phí tiền bạc, đó là lý do tại sao các chủ doanh nghiệp cần phải học cách quản lý thời gian hữu hạn của họ. Pomodoro là phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập trung hiệu quả cho công việc mà bạn không nên bỏ qua.

Bài học số 11: Không bao giờ ngừng học hỏi

Lãnh đạo tốt là người luôn cảm thấy kiến thức của mình vẫn còn hạn hẹp. Họ coi kiến thức không bao giờ là đủ cả. Luôn luôn chủ động tìm một cái gì đó mới để tìm hiểu là chìa khóa để trở thành một nhà lãnh đạo thành công.

Napoleon không bao giờ ngừng học, không bao giờ từ chối tiếp nhận kiến thức mới và tìm cách sử dụng kiến thức đó vào cuộc sống của mình. Ngay từ khi còn là một cậu bé, ông đã đọc rất nhiều, ông tập trung đọc các tác phẩm kinh điển, đặc biệt là những cuốn sách viết về nhà lãnh đạo đáng chú ý trong lịch sử thế giới như Alexander Đại đế.

Các chủ doanh nghiệp giờ đây cần phải nắm rõ kiến thức từ nhiều ngành khác ngoài ngành mình đang kinh doanh. Đây không những là cách khiến cho tầm nhìn các chủ doanh nghiệp được mở rộng mà còn giúp họ nắm bắt được các cơ hội kinh doanh từ nhiều ngành khác khi cơ hội đó chuẩn bị phát sinh.