Blog

Lãnh đạo là đại sứ cho Giá trị chung của tổ chức

Tác giả: admin | Ngày cập nhật: 26 Tháng Mười Hai, 2022

Nghiên cứu về “hành vi trung thực” cho thấy khá rõ việc lãnh đạo làm theo đúng những gì mình nói có tác động rất lớn đến sự tin tưởng của cấp dưới. Do đó, làm rõ giá trị cũng như năng suất làm việc của cá nhân bạn chính là thông điệp dưới tới cấp dưới rằng bạn trông đợi điều gì ở họ.

Những ai làm việc dưới trướng một vị tướng giỏi sẽ hiểu rõ vị tướn đó không bao giờ yêu cầu người khác làm những điều mà bản thân ông ta không làm.

John Michel - Đội trưởng đội cứu hoả Không lực Hoa Kỳ Tweet

Những hành động có khả năng gửi tín hiệu mạnh nhất cho thấy bạn là người tuân thủ giá trị là: cách sử dụng thời gian, mối quan tâm, ngôn ngữ, cách xử lý sự cố, và bạn cởi mở với góp ý đến đâu.

Sử dụng thời gian thông minh, chú tâm làm việc

Cách sử dụng thời gian chính là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy bạn coi trọng điều gì. Dành thời gian cho những thứ bạn cho là quan trọng chính là minh chứng cho việc bạn có khả năng “nói đi đôi với làm”. Giá trị của bạn sẽ phải xuất hiện trên lịch làm việc hay nội dung họp nếu bạn muốn người khác nghĩ những giá trị đó có ý nghĩa với bạn.

Chẳng hạn, nếu coi trọng dịch vụ và nói rằng nhân viên của dịch vụ khách hàng đóng vai trò rất quan trọng, thì bạn cần gặp, nói chuyện với họ tại nơi làm việc. Nếu bạn nói cần chú trọng vào khách hàng, bạn cần dành nhiều thời gian cho họ. Nếu muốn tăng năng suất và doanh số bán hàng, bạn cần góp mặt trong các cuộc họp tổng kết tình hình bán hàng. Nếu cần sáng tạo, bạn phải đến thăm phòng nghiên cứu và tham gia các cuộc thảo luận. Cùng tham gia hành động sẽ thể hiện giá trị của bạn nhiều hơn bất kỳ e-mail nào.

Lựa chọn ngôn từ

Những nhà lãnh đạo tài năng rất hiểu, quan tâm và trân trọng sức mạnh của lời nói. Lời nói không chỉ thể hiện tư duy và quan điểm, mà còn khơi gợi những hình ảnh và cách hành xử mà nói nói kỳ vọng ở người khác.

Những từ như cấp trên – cấp dưới, mệnh lệnh và cấp bậc sẽ tạo ra khung thứ bạch khi nói về quan hệ trong một tổ chức. Còn những từ như đồng nghiệp, đồng đội, chiến hữu tạo ra sắc thái mang tính hợp tác nhiều hơn. “Ăn nói cẩn thận lúc này không còn mang hàm ý nhắc nhở của người lớn với trẻ nhỏ, mà đã trở thành hành động làm gương về tư duy và hành động cho người khác.

Tại DaVita, ai cũng hiểu rõ cách sử dụng ngôn từ để thể hiện giá trị riêng. Ngôn ngữ đặc biệt của họ xuất phát từ cái tên – có nghĩa “mang lại cuộc sống” trong tiếng Ý. Ở đây, những câu cửa miệng dễ nhớ xuất hiện thường xuyên trong các cuộc hội thoại hàng ngày càng giúp nhấn mạnh giá trị cũng như phương pháp quản lý tổ chức.

Ở đây mọi người gọi nhau là “đồng đội”, và sẽ phạt 1 đô la nếu lỡ miệng nói ra từ “nhân viên”. Họ gọi công ty là “làng”, nơi mọi người trở thành “công dân” và sẵn sàng “bước qua ranh giới” để đem lại điều tốt đẹp cho cộng đồng. 

Đặt câu hỏi đúng mục tiêu

Câu hỏi giúp con người phát triển, mở rộng tầm nhìn và mở ra nhiều cơ hội trả lời hơn. Để đặt ra những câu hỏi phù hợp, bạn phải chú ý lắng nghe lời nói của cấp dưới. Hành động đó thể hiện thái độ tôn trọng tư tưởng và ý kiến của đối phương. Nếu bạn thực sự quan tâm đến những gì người khác nghĩ, bạn sẽ phải hỏi ý kiến họ, đặc biệ là trước khi đưa ra ý kiến của mình.

Hãy nghĩ đến những câu hỏi bạn thường đặt ra trong các cuộc họp, trao đổi riêng,… Những câu hỏi đó giúp ích như thế nào trong việc làm rõ giá trị chung? Bạn muốn cấp dưới của mình quan tâm đến những vấn đề gì mỗi ngày? Hãy thể hiện rõ thái độ và mục tiêu qua câu hỏi. Chẳng hạn nếu bạn hỏi “Hôm nay anh đã làm gì để hợp tác với đồng đội hoàn thành công việc?”, bạn đang gửi đi thông điệp về tầm quan trọng của hợp tác.

Chủ động yêu cầu góp ý

Làm sao bạn có thể biết bản thân đàn làm đúng những gì đã nói nếu bạn không bao giờ hỏi ý kiến người khác về hành vi của mình. Làm sao bạn có thể “nói đi đôi với làm” nếu bạn không biết người khác có thấy hành động và lời nói của bạn nhất quán hay không.

Đôi khi sự góp ý sẽ vấp phải xung đột, vì ngay cả những góp ý nhẹ nhàng nhất cũng có thể khiến một người cảm thấy giận dữ, lo lắng. Một nguyên nhân khiến nhiều nhà lãnh đạo không chủ động yêu cầu góp ý là cảm giác lo sợ bị phát hiện là người không hoàn hảo. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo không tiếp nhận góp ý thì sẽ không thể phát triển.

Nghiên cứu cho thấy những người chủ động nhận góp ý tiêu cực thường đạt kết quả tốt hơn. “Hiểu rõ khuyết điểm và sự yếu kém của mình dù có dễ ngay hay không đều có ý nghĩa rất lớn đối với khả năng phát triển của bản thân.

Việc này còn có một lợi ích khác nữa là khiến người khác cũng dễ dàng đón nhận những góp ý từ lãnh đạo. Bạn phải thực sự chân thành với mong muốn cải thiện bản thân. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng, nếu người khác góp ý nhưng bạn chẳng thay đổi, thì nhiều khả năng họ sẽ nghĩ bạn quá tự cao và không muốn góp ý thêm nữa.

Tạm kết

Mong rằng bài viết này đã đem lại cho bạn những thông tin thực sự giá trị về tầm quan trọng của lãnh đạo đối với giá trị chung trong một tổ chức.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này, hãy theo dõi fanpage Phan Sơn – Cố vấn quản trị và huấn luyện doanh nghiệp.

Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây, xin chúc các bạn luôn thành công!