Quản trị Nhân sự

4 cách giúp nhà lãnh đạo giải quyết vấn đề một cách hiệu quả

Tác giả: admin | Ngày cập nhật: 4 Tháng Mười Hai, 2021

Trong các doanh nghiệp, mỗi ngày lại phát sinh ra liên tục hàng trăm các vấn đề lớn nhỏ. Nhiều nhân viên sẽ cảm thấy bế tắc, mệt mỏi và tìm mọi cách để loại bỏ thay vì giải quyết chúng một cách triệt để.

Giải quyết vấn đề và ra quyết định luôn là một trong những kỹ năng cần thiết nhất dù bạn đang là nhà lãnh đạo tại các tập đoàn lớn hay các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Dưới góc nhìn của một nhà lãnh đạo xuất sắc, một vấn đề hiếm khi trở nên cực kỳ nghiêm trọng, bởi ngay từ giai đoạn đầu tiên nó sẽ được nhận thức đúng và xử lý với kế hoạch hành động thích hợp. Lãnh đạo luôn phải là người sáng suốt để nhìn nhận và xử lý vấn đề không chỉ của bản thân, mà còn hỗ trợ định hướng giải quyết vấn đề cho nhân viên cấp dưới.

Dưới đây là 4 cách giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả:

1. Truyền thông minh bạch

Việc giải quyết vấn đề yêu cầu sự truyền thông và giao tiếp minh bạch, khi mà các mối quan tâm và góc nhìn của các thành viên được tự do chia sẻ. Rất nhiều trường hợp vì lý do các cá nhân không lên tiếng, khiến việc tìm ra gốc rễ gặp nhiều khó khăn.

Một khi tất cả các quan điểm đã được đưa ra, nhà lãnh đạo và đội nhóm của mình sẽ thu thập và tìm ra hướng giải quyết hiệu quả và bền vững. Một điều cần lưu ý đó là không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những gì họ thực sự nghĩ. Nhà lãnh đạo cần tin tưởng vào trực giác của bản thân để thách thức đội nhóm cho đến khi có thể tìm ra giải pháp.

2. Phá vỡ các silos trong tổ chức

Để có sự truyền thông minh bạch, bạn cần phá vỡ những đội nhóm riêng lẻ trong tổ chức và tạo ra một văn hóa cùng nhau cải tiến.

Sự phân chia đó là nguồn gốc của hầu hết các vấn đề trong tổ chức. Đó là lý do tại sao ngày nay, những người nhân viên cần có khả năng tự điều hướng và hợp tác chéo để giải quyết vấn đề. Việc phá vỡ này sẽ cho phép nhà lãnh đạo gắn kết các nhân viên để giải quyết khó khăn cùng nhau. Đó là câu chuyện tìm kiếm sự cải tiến và làm vững mạnh tổ chức.

3. Gắn kết với những người có tư duy mở

Để hai yếu tố trên được triển khai hiệu quả, bạn cần làm việc với những người có tư duy mở. Đó là những người có tầm nhìn xa hơn những chi tiết hiện có và xem rủi ro như người bạn tốt nhất. Họ giải quyết vấn đề một cách trực tiếp và bắt tay vào thúc đẩy kinh doanh phát triển. Ngược lại, những người có tư duy đóng sẽ không bao giờ chuyển đổi được những vấn đề hiện tại thành cơ hội mới.

4. Chiến lược nền tảng vững chắc

Không có chiến lược, thay đổi chỉ được coi là sự thay thế, không phải sự cải tiến. Một chiến lược vững chắc cần được thực thi để giải quyết mọi vấn đề. Rất nhiều nhà lãnh đạo cố gắng để mổ xẻ vấn đề thay vì xác định chiến lược cho sự thay đổi đó.

Một nhà lãnh đạo thực sự sẽ biết cách để tập hợp những người phù hợp, các nguồn lực, ngân sách và kiến thức từ kinh nghiệm trong quá khứ.